1. Bệnh trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm nặng là giai đoạn tiến triển nặng nhất và cũng là giai đoạn nguy hiểm của bệnh trầm cảm. Trầm cảm nặng không chỉ đơn giản là cảm thấy không vui hoặc chán ngấy trong vài ngày mà nó có nguy cơ làm người bệnh có mong muốn tìm tới cái chết. Trầm cảm xảy ra với bất kể mọi người mà không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội.
Một số người họ nghĩ rằng trầm cảm là bình thường và không phải là một tình trạng sức khỏe thực sự. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, đó là một căn bệnh thực sự với các triệu chứng thực sự. Nó không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối hay điều gì đó mà bạn có thể dễ dàng “thoát ra” bằng cách “tự kéo mình lại”. Tuy nhiên, tin tốt đối với người mắc bệnh trầm cảm là với sự điều trị chứng trầm cảm kiên trì, phương pháp phù hợp và hỗ trợ cần thiết, hầu hết những người bị trầm cảm đều có thể phục hồi hoàn toàn.
Trầm cảm là bệnh thường gặp ở phụ nữ trước và sau sinh. (Nguồn: amazonaws.com)
2. Dấu hiệu trầm cảm nặng cần được theo dõi chú ý
2.1. Triệu chứng trầm cảm nặng liên quan đến tâm lý
Tâm trạng đi xuống liên tục hoặc buồn bã: Do luôn tự đổ lỗi cho bản thân, tự cảm thấy bản thân vô dụng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những thất bại trong cuộc sống và công việc.
Cảm thấy vô vọng và bất lực: Luôn cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị hoặc cảm thấy tội lỗi một cách không hợp lý.
Có lòng tự trọng thấp: Dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài.
Cảm thấy đẫm nước mắt
Cảm thấy tội lỗi: Luôn bị chìm trong suy nghĩ, ám ảnh và cảm thấy tội lỗi về các sự kiện đã xảy ra.
Cảm thấy cáu kỉnh và không khoan dung với người khác: đó là những bực tức mà bản thân không có khả năng có thể tự giải quyết. Sự kéo dài tâm trạng này quá lâu khiến người bệnh bị mất ăn, mất ngủ, tinh thần sa sút, từ đó dẫn tới những hành động liều lĩnh, tiêu cực khác.
Không có động lực hay hứng thú với mọi thứ: đó là cảm giác không muốn làm, không muốn học, không muốn ra ngoài…khi đó toàn bộ cảm xúc, tinh thần và năng lượng của bản thân như rơi xuống dưới đáy vực sâu.
Cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định: Khi cảm thấy việc đưa ra quyết định khó khăn bởi tác động không mong đợi của các nhân tố cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng kèm theo. Khi lo lắng xuất hiện, chúng ta sẽ bắt đầu tập trung vào nỗi sợ của bản thân hơn là nhìn thấy cơ hội mà nó mang lại.
Không nhận được bất kỳ niềm vui nào trong cuộc sống: Giảm đáng kể sự quan tâm, hài lòng, thích thú từ các hoạt động do không tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống,
Cảm thấy lo lắng: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm có lo âu, tuy nhiên để phân biệt giữa lo âu và trầm cảm không phải là dễ dàng.
Có ý nghĩ tự tử hoặc có ý nghĩ làm hại chính mình: Có ý nghĩ, toan tính tìm đến cái chết nhiều lần hoặc đã có kế hoạch cụ thể rõ ràng để tự tử.
Dấu hiệu trầm cảm nặng đơn giản nhưng không phải dễ nhận thấy. (Nguồn: benhvienbacha.vn)
2.2. Các triệu chứng loạn thân ở người trầm cảm nặng
Ảo giác
Người bệnh xuất hiện ảo giác khiến họ nhìn, nghe, ngửi, nếm hoặc cảm nhận thấy những thứ không sẵn tồn tại ngoài đời thực như những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, hoặc ai đó chạm vào người mình.
Suy nghĩ bối rối và băn khoăn
Đó là những người bị chứng rối loạn tâm thần đôi khi có những suy nghĩ băn khoăn, bối rối và phá vỡ suy nghĩ. Dấu hiệu phổ biến của triệu chứng trầm cảm bao gồm: Nói nhanh và nói liên tục. Không thống nhất một chủ đề nói. Tạm dừng đột ngột trong cuộc trò chuyện do sự mất mát đột ngột trong quá trình suy nghĩ.
Thiếu cái nhìn sâu sắc và tự nhận thức
Những người này họ thường không tự nhận thức được rằng ảo tưởng hoặc ảo giác của họ không có thật, vì vậy sẽ khiến họ cảm thấy sợ hãi, ám ảnh hoặc đau khổ.
Ảo tưởng
Ảo tưởng là tình trạng bản thân người bệnh, họ có niềm tin không thể lay chuyển vào một cái gì đó không tồn tại, không đúng sự thật.Ví dụ, một người mắc chứng hoang tưởng khủng bố họ luôn tin rằng có một cá nhân hoặc tổ chức đang thực hiện kế hoạch làm tổn thương hoặc giết họ.
Người bị bệnh trầm cảm nặng có dấu hiệu ảo tưởng điều không có thật (Nguồn: hrinsider.vietnamworks.com)
2.3. Biểu hiện trầm cảm nặng thực thể
Di chuyển hoặc nói chậm hơn bình thường: Chậm chạp hơn trong vận động so với bình thường.
Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng (thường giảm, nhưng đôi khi tăng): Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân không chủ đích hoặc đột nhiên ăn nhiều mà vẫn không cảm thấy no.
Táo bón: Việc dùng thuốc chữa táo bón kéo dài quá 8 – 10 ngày, sẽ có thể để lại tác dụng phụ như là trầm cảm.
Đau nhức không giải thích được: Bao gồm đau các cơ xương khớp, đau mỏi chân tay hoặc cơ thể mệt mỏi không muốn dù chỉ là nhấc tay lên, không muốn suy nghĩ, đau bụng, đau dạ dày, co thắt đại tràng, thường xuyên buồn đi vệ sinh, hoặc ợ hơi.
Thiếu năng lượng: Bạn cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi và gần như là mất sinh lực.
Ham muốn tình dục thấp, mất ham muốn tình dục: Mức độ ham muốn “giường chiếu” lên xuống thất thường và thậm chí nguy hiểm hơn là mất đi ham muốn tình dục. Nguyên nhân có thể là do lối sống mất cân bằng, không lành mạnh như nghiện thuốc, nghiện rượu,…
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn: Kinh nguyệt đến không đều, hoặc có lượng máu rất ít hoặc độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường.
Giấc ngủ bị xáo trộn: cảm thấy khó ngủ vào ban đêm và thức dậy rất sớm vào buổi sáng. Việc không ngủ đủ sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và khiến suy giảm hệ miễn dịch. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và cũng là một trong các dấu hiệu trầm cảm nặng.
2.3. Đau buồn và chán nản
Đối với một số người, những sự kiện trong cuộc sống sẽ khiến họ buồn bã, căng thẳng, chán nản, chẳng hạn như mất người thân, gia đình tan vỡ, bệnh tật, công việc hoặc tiền bạc, có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm nặng.
Ví dụ: Nếu mối quan hệ của bạn với đối tác tan vỡ, bạn có thể cảm thấy thấp thỏm, bạn có thể ngừng gặp gỡ bạn bè và gia đình và bạn có thể bắt đầu uống nhiều hơn. Tất cả điều này có thể làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn và kích hoạt trầm cảm.
Thuốc lá, ma túy, rượu bia,… làm bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. (Nguồn: hatnews.co.uk)
2.4. Thay đổi mối quan hệ với xã hội
Làm việc không tốt
Chẳng hạn như khi công việc của bạn không thuận lợi, mối quan hệ của bạn với đối tác tan vỡ, bạn sẽ cảm thấy thấp thỏm và buông bỏ tất cả. Lúc này bạn sẽ tìm tới các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,… những chất này có ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh của con người và là một trong các dấu hiệu trầm cảm nặng.
Gặp khó khăn trong cuộc sống gia đình
Khi cuộc sống khiến họ suy sụp, có một số người sẽ cố gắng đối phó với nó bằng cách uống nhiều rượu hoặc sử dụng các chất kích thích. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến một vòng xoáy trầm cảm.
Cần sa có thể đem lại thư giãn cho bạn, nhưng bằng chứng cho thấy cần sa có thể gây ra trầm cảm, và đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Bỏ bê sở thích bản thân
Chính bởi bạn đang mải mê “đắm chìm nỗi buồn” cùng rượu, bia cùng các chất ma túy, nên bạn sẽ bỏ bê bản thân, bỏ bê những sở thích mà bạn đang theo đuổi.
Tránh tiếp xúc với bạn bè và tham gia ít hoạt động xã hội hơn
Đây tưởng như là một điều cực kỳ bình thường, nhưng đó chính là dấu hiệu trầm cảm nặng ở học sinh thường gặp nhất. Việc ngại tiếp xúc với bạn bè, ít tham gia các hoạt động xã hội hơn nguyên do là bạn muốn thu hẹp bản thân, không còn muốn trò chuyện và chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu này, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay, vì rất có thể bệnh trầm cảm của bạn đã đi tới giai đoạn nặng.
Tránh tiếp xúc, không muốn giao tiếp với bạn bè cũng là một dấu hiệu trầm cảm nặng. (Nguồn: kyna.vn)
Hãy nắm kỹ và hiểu rõ các dấu hiệu trầm cảm nặng để có thể biết được tình trạng cơ thể từ đó có những phương án điều chỉnh sao cho tốt nhất với tâm lý và cơ thể của bản thân. Tuy nhiên, để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm nặng hay không hoặc để xác định được mình đang nằm trong giai đoạn nào của bệnh trầm cảm người bệnh hãy nên tới tìm gặp bác sĩ tư vấn tâm lý để nhận được kết quả chẩn đoán đúng nhất.
Đồng thời, bạn hãy thay đổi lối sống cũ bằng đời sống phong phú, lành mạnh và khoa học hơn. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa axit folic, ăn nhiều rau củ quả tươi, không hóa chất, nguồn thực phẩm dùng hàng ngày đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt. Tiếp đến việc vận động thân thể, tập thể dục, thể thao mỗi ngày là không thể thiếu, trong đó, tập yoga được các chuyên gia khuyên thực hiện. Bên cạnh đó, mỗi người cần duy trì suy nghĩ tích cực, cố gắng cân bằng công việc với cuộc sống, tránh để căng thẳng quá nhiều nhé!